Hóa chất: Tầm quan trọng của các nguyên tố đất hiếm

dat_hiem_4a16b7915bfb174b5e20aff0979b77c0

(Hóa học ngay nay-H2N2)-Đất hiếm là từ thường dùng để gọi tên các nguyên tố đất hiếm và các kim loại đất hiếm , theo IUPAC là tập hợp của mười bảy nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn của Mendeleep gồm : scanđi , ytri và mười bốn trong mười lăm của lanthanoid (loại trừ promethi), có hàm lượng rất nhỏ  trong vỏ Trái đất . Người ta có thể tìm thấy các nguyên tố đất hiếm ở trong các lớp trầm tích, các mỏ quặng và cát đen. Nhóm đất hiếm thường không có tên trong sự sắp xếp khoa học. Tuy vậy, đất hiếm vẫn được tổ chức USPTO sắp xếp vào dạng hợp kim và các hợp chất khác, chính xác là nam châm đất hiếm từ các dạng khác nhau của nam châm. Đất hiếm là nhóm 17 loại khoáng sản chiến lược, trong đó có nhiều loại khoáng chất như dysprosium, terbium, thulium, được sử dụng trong các ngành công nghiệp mũi nhọn hiện nay trên thế giới, đặc biệt là trong công nghiệp điện tử và xe hơi (chế tạo iPod, xe lai hay bóng đèn tiêu thụ ít năng lượng), năng lượng nguyên tử và chế tạo máy. Một số ứng dụng của đất hiếm
1 / 4

Tầm quan trọng của các nguyên tố đất hiếm Thứ hai, 18 Tháng 10 2010 15:25 – Lần cập nhật cuối Thứ hai, 18 Tháng 10 2010 16:17
– Dùng để chế tạo các nam châm vĩnh cửu cho các máy phát điện – Dùng để đưa vào các chế phẩm phân bón vì lượng nhằm tăng năng suất và chống chịu sâu bệnh cho cây trồng – Dùng để chế tạo các nam châm trong các máy tuyển từ trông công nghệ tuyển khoáng – Dùng để diệt mối mọt, các cây mục nhằm bảo tồn các di tích lịch sử – Dùng chế tạo các đèn catot trong các máy vô tuyến truyền hình – Dùng làm xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu và xử lý môi trường – Dùng làm vật liệu siêu dẫn – Các ion đất hiếm cũng được sử dụng như các vật liệu phát quang trong các ứng dụng quang điện – Được ứng dụng trong công nghệ laser
2 / 4
Tầm quan trọng của các nguyên tố đất hiếm Thứ hai, 18 Tháng 10 2010 15:25 – Lần cập nhật cuối Thứ hai, 18 Tháng 10 2010 16:17
Suốt 4 thập kỷ qua, các tính năng vật lý và hóa học đặc biệt của các nguyên liệu đất hiếm là trung tâm của các nghiên cứu, sáng tạo, phát minh với rất nhiều ứng dụng kỹ thuật từ macro đến micro và nano cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau: xúc tác hóa học trong ngành lọc dầu, kiểm tra ô nhiễm trong ngành xe hơi, gốm lót cho các động cơ phản lực, nam châm vĩnh cửu cho các ứng dụng từ tính… và dĩ nhiên trong các ngành chiếu sáng, luyện kim, điện tử, trong các kỹ thuật quân sự từ màn hình radar đến tia laser và hệ thống điều khiển tên lửa. Thật hiếm có loại nguyên liệu nào như đất hiếm, vừa có tính ứng dụng phổ quát, vừa có tính kỹ thuật cao, lại vừa có nhiều triển vọng áp dụng cho tương lai, ví như sản xuất các thùng chứa và ống dẫn hydrogen nhiên liệu cho thời kỳ thế giới cạn kiệt dầu mỏ. Giá các kim loại đất hiếm, sau nhiều lần điều chỉnh nhờ phát hiện các trữ lượng bổ sung và cải tiến công nghệ sản xuất, cho đến nay vẫn còn rất cao và vì thế còn hạn chế nhiều phạm vi ứng dụng. Giá bán mỗi ký kim loại lanthanum và cerium năm 2003 lần lượt là 25 và 30 USD, gadolinium và yttrium là 78 và 96 USD, erbium và ytterbium là 180 và 484 USD, đặc biệt lên đến 1.600 USD, 3.000 USD và 4.000 USD đối với europium, thullium và lutetium! Nhưng, do tính chất không độc hại và các tính năng hóa lý không thể thay thế nên các nguyên tố đất hiếm vẫn chiếm thế độc tôn trong rất nhiều ứng dụng công nghệ cao: Nhóm Y, La, Ce, Eu, Gd và Tb cho kỹ nghệ huỳnh quang, đặc biệt, các màn hình tinh thể lỏng; nhóm Nd, Sm, Gd, Dy và Pr cho kỹ thuật nam châm vĩnh cửu trong các thiết bị điện, điện tử, phương tiện nghe nhìn, các máy vi tính và các loại dĩa multi-gigabyte hiện nay; đặc biệt Er trong sản xuất cáp quang và nhóm Gd, Tb, Dy, Ho, Er, Tm có moment từ cực mạnh khả dĩ phát triển kỹ thuật làm lạnh từ tính thay thế phương pháp làm lạnh truyền thống bằng khí ép như hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.